- Người dân cần rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch.
- Các thời điểm rửa tay cần thiết là ngay sau khi về nhà; sau khi ho, hắt hơi; sau khi cầm, nắm, tiếp
xúc với các vật dụng có nguy cơ như: bảng điều khiển thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay
vịn lan can…; sau khi đi vệ sinh; sau khi vệ sinh cho trẻ, người ốm; trước khi ăn; trước và sau khi chế
biến thực phẩm và khi bàn tay bẩn.
- Trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng chế phẩm sát khuẩn tay hoặc dung dịch
cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn để diệt khuẩn tay (lưu ý tránh mua các sản phẩm được quảng cáo là
nước rửa tay khô có khả năng diệt khuẩn chưa được Cục Quản lý môi trường y tế cấp số đăng ký
lưu hành)
- Tại hộ gia đình cần làm sạch và khử khuẩn các bề mặt và vật dụng hàng ngày.
- Các khu vực thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, dụng cụ cầm tay, bàn, nhà vệ
sinh, vòi, bồn rửa cần được ưu tiên làm sạch và khử khuẩn. Có thể dùng các các chất tẩy rửa thông
thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu VIM theo tỷ lệ
10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút để lau các bề mặt
(chỉ pha lượng đủ dùng trong ngày).
- Đối với các bề mặt, vật dụng không chịu nước như điều khiển điều hòa, ti vi, công tắc đèn, máy
tính, các thiết bị điện tử khác..., sử dụng cồn 70% để khử khuẩn bằng cách dùng khăn sạch nhúng
vào cồn và lau bề mặt, để khô tự nhiên không rửa lại với nước (ngắt điện vào thiết bị trước khi
khử khuẩn).
- Khu vực công cộng cần bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy.
- Khử khuẩn tại khu vực như chợ, khu vui chơi công cộng... :
- Đối với nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật trong phòng, gian bán hàng, khu chơi của trẻ em,
khu vệ sinh chung: khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày.
- Đối với vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy,
tay vịn lan can: khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày.
Các tin liên quan:
|