Thực hiện Công văn số 3961/UBND-KT ngày 17/10/2019 của UBND thành phố Cẩm Phả về việc hướng dẫn tạm thời khôi phục sản xuất chăn nuôi lợn và tăng cường thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
UBND phường Cẩm Phú thông báo một số nội dung sau:
1. Không khuyến khích việc thực hiện tái đàn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi nằm trong khu dân cư, đã có lợn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy, không đủ điều kiện để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học.
2. Chỉ khuyến khích việc tái đàn lợn đối với các trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Các hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi không nằm trong khu vực đông dân cư, không nằm trong vùng dịch, phải thực hiện khai báo và được cấp UBND phường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn đảm bảo an toàn sinh học và được chấp thuận.
- Các hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi chưa xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, không nằm trong khu vực đông dân cư, nhưng nằm trong vùng dịch sau 60 ngày vùng dịch không xuất hiện ca bệnh mới, khi muốn tái đàn phải thực hiện khai báo và được UBND phường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn đảm bảo an toàn sinh học và phải được chấp thuận trước khi tái đàn.
- Các hộ, trang trại, doanh nghiệp đã xảy ra dịch, không nằm trong khu vực đông dân cư, sau 60 ngày không xuất hiện ca bệnh mới và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch: tiêu hủy, cách lý, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, xử lý môi trường, đảm bảo các điều kiện về An toàn sinh học, phải thực hiện việc khai báo và được UBND phường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và chấp thuận mới được phép tái đàn.
3. Phương thức tái đàn trong và sau dịch
Về nguyên tắc, việc tái đàn phải kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo được vệ sinh môi trường, cân đối cung cầu thực phẩm và bảo đảm sinh kế cho người nông dân.
- Các hộ, trang trại, doanh nghiệp chưa xảy ra dịch, không nằm trong vùng dịch nên thực hiện tái đàn 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở (chỉ áp dụng đối với cơ sở đã có quy mô nuôi từ 10 con trở lên). Sau 30 ngày không phát sinh dịch bệnh mới tiếp tục nuôi bổ sung.
- Các hộ, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lợn nằm trong vùng dịch, đủ điều kiện về an toàn sinh học, chỉ thực hiện tái đàn 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở (chỉ áp dụng đối với cơ sở đã có quy mô nuôi từ 10 con trở lên). Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, phải thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với dịch bệnh tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.
- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học đối với chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Có phụ lục kèm theo)
- Khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng một số chế phẩm vi sinh trong thức ăn cho lợn: nấm men hoạt tính Saccharomyse; vi khuẩn Lactic; bào tử Bacillus; enzyme trong khẩu phần cơ sở. Cách dùng, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Quy hoạch, tuyên tryền, vận động phát triển chăn nuôi lợn trong và sau dịch.
- Xây dựng vùng chăn nuôi xa khu dân cư, có lộ trình di dời các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu dân cư, không đảm bảo an toàn sinh học, gây ô nhiễm mơi tường
- Phát triển các loại vật nuôi khác nhằm bù đắp phần thiếu hụt nguồn cung thịt lợn như: gia cầm, gia súc ăn cỏ, thủy sản.
- Khuyến khích chăn nuôi theo chuỗi liên kết.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh phát sinh, lây lan.
Các tin liên quan:
|