Tin nổi bật

Chi tiết thủ tục hành chính

Tiêu đề: Xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Lĩnh vực: Bảo trợ xã hội
Thời gian giải quyết: 25 ngày
Lệ phí: Không
Nội dung: a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH gửi Chủ tịch UBND cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để các bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp
+ Giấy khai sinh đối với trẻ em.
+ Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp
- Bước 2:
+ Cán bộ thường trực tại bộ phận một cửa của UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy biên nhận hồ sơ.
- Bước 3:  Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm:
+Gửi văn bản tham khảo cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo mẫu số 04 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH
+ Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
+ Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH
- Bước 4: Lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng tật và xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo mẫu số 05 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH
+ Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
+ Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật và đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật
- Bước 5:
+ Kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở UBND cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.
+ Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật
- Bước 6: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại bộ phận một cửa của UBND cấp xã theo quy định.
b) Cách thức thực hiện:
* Nộp hồ sơ: Lựa chọn nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa của UBND cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp;
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện (gửi qua bưu điện thông thường hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích).
* Nhận kết quả: Lựa chọn nhận kết quả qua bộ phận một cửa của UBND cấp xã bằng một trong các cách thức sau:
- Nhận kết quả trực tiếp;
- Đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đối với trường hợp xác định khuyết tật:
+ Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật  (theo mẫu số 01-TT số 01/2019/TT-BLĐTBXH).
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác
+ Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật.
e) Thời hạn giải quyết:  25 ngày. Trong đó:
- UBND cấp xã gửi văn tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục, triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật; tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật; Lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá: Trong thời hạn 20 ngày làm việc.
- UBND cấp xã thông báo công khai kết luận của Hội đồng và cấp Giấy xác nhận khuyết tật: Trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mắc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 5 ngày, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mắc.
f) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, Phòng Lao động - TB&XH.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận khuyết tật.
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH).
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ Quy đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật;
- Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
 
File đính kèm: Tải file